Bạn không cần phải có một ống kính có chất lượng cao để chụp ảnh chân dungphong cảnh nhưng cảm quan vẫn rất là ok.

Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu làm thế nào để có cách chụp chân dung và phong cảnh, đáng kinh ngạc chỉ với lens 18-55mm.


PHONG CẢNH.

1. Phong cảnh bầu trời:

Kiểm tra dự báo thời tiết trước khi bạn đi ra ngoài, bầu trời xanh không nhất thiết tốt nhất cho phong cảnh.

Vào những ngày có những đám mây bão xen kẽ với sấm chớp mang đến không khí nặng nề cũng có thể tạo ra sự tương phản tuyệt vời trong bức ảnh. Hãy gắn máy ảnh của bạn trên một chân máy.


2. Chế độ Manual:


Thiết lập máy ảnh của bạn sang chế độ Manual để bạn có toàn quyền kiểm soát.

Khi có mặt nước chuyển động trong khung cảnh, chúng ta sẽ phơi sáng tương đối lâu để làm mịn nó một chút, vì vậy hãy thiết lập khẩu độ f/32 để tốc độ màn trập chậm hơn.

ISO 100 cho chất lượng hình ảnh tối đa – điều này cũng giúp làm tốc độ màn trập chậm hơn.


3. Picture Style:

Đặt Picture Style cho phong cảnh để làm tươi màu xanh lá hơn.

Nếu bạn chụp ảnh JPEG điều này sẽ được áp dụng cho các hình ảnh, nếu bạn đang chụp Raw, hãy nhớ rằng các thiết lập sẽ chỉ được áp dụng cho ảnh Raw nếu bạn mở nó trong phần mềm Photoshop ở mục Camera Raw.

a1face


4. Lấy nét :

Chuyển sang chế độ Live View để điều chỉnh và lấy nét. Bật lấy nét bằng tay (MF) trên Lens kit, phóng to trên màn hình LCD và bố cục các đối tượng chính trong khung cảnh của bạn – trong trường hợp này là ngọn tháp nhà thờ.

Xoay vòng lấy nét cho đến khi đối tượng có độ sắc nét sắc nét, sau đó thu nhỏ trở lại.


5. Chụp ở độ tương phản cao :

Khi chụp giữa những ngày có độ tương phản mạnh mẽ giữa phần sáng nhất và tối nhất của khung cảnh, chúng ta sẽ phải chụp ba bức ảnh khác nhau ở tốc độ màn trập khác nhau để bức ảnh hiển thị rõ vùng sáng, vùng trung tính và vùng tối.

Để đảm bảo bức ảnh sắc nét đặt máy ảnh của bạn trên chân máy, sử dụng một điều khiển từ xa để bạn không chạm vào máy ảnh khi chụp.

 

6. Chụp an toàn 3 tấm (Bracketing exposures):

Điều chỉnh tốc độ màn trập để con trỏ trên thước bù trừ sáng ở giữa và chụp bức ảnh đầu tiên của bạn.

Bây giờ chỉnh tốc độ màn trập cho đến khi con trỏ di chuyển đến 1 stop và chụp để sáng vùng tối.

Cuối cùng,  chỉnh tốc độ màn trập cho đến khi  con trỏ di chuyển đến -1 stop và chụp tấm thứ ba để vùng sáng không cháy.

ac

c


CHÂN DUNG.

1.Cài đặt máy ảnh

Chọn chế độ ưu tiên khẩu độ Av.

Bạn phân vân giữa việc sử dụng ống kính góc rộng ở tiêu cự này sẽ làm biến dạng khuôn mặt của người mẫu và việc bạn cần có một khẩu độ đủ lớn để không bị rung khi cầm tay.

Các tốt nhất trong trường hợp này là thử chụp với nhiều khẩu độ, tốc độ khác nhau, sau đó so sánh, cắt ghép, kết hợp chúng lại để có một bức ảnh tốt nhất.

Bạn nên đặt định dạng ảnh chụp là raw, đây là định dạng ảnh thô, sau khi chụp bạn có thể chỉnh sửa được rất sâu vào các thông số như độ phơi sáng, các chế độ chụp : trong nhà, ngoài trời, trời mây….


2. ISO và tốc độ màn trập

Khi chụp cầm tay, bạn phải đảm bảo tốc độ chụp lớn hơn 1/100 giây.

ở tốc độ này bạn phải tăng ISO lên, trong trường hợp của chúng tôi là ISO 800, bạn có thể đặt ISO 400 hoặc nhỏ hơn nếu môi trường đủ sáng,

Hãy để ý tốc độ màn trập khi chụp mà thay đổi các bạn nhé. Và tùy vào môi trường ánh sáng lúc đó nữa.


3.Chọn phông nền

Phông nền là thành phần quan trọng trong một bức ảnh chân dung, vì khẩu độ không được cao nên bạn hãy tìm một phông nền thoáng, ví dụ như hàng cây, con đường để tạo độ sâu cho bức ảnh, hoặc đơn giản là một bức tường đơn sắc cũng tạo nên sự thú vị rồi.