1. Cropping: Cải thiện bố cục và hướng sự tập trung vào đối tượng chính

Đây là cách đơn giản nhất để có thay đổi một bức ảnh, cropping để loại bỏ những vùng gây xao nhãng, thay đổi bố cục và tập trung cái nhìn của người xem vào đối tượng chính.

Một điều cần chú ý khi Crop đó là chúng ta cần Crop từ ảnh gốc (lớn nhất có thể) bởi vì bạn Crop càng nhiều thì hình ảnh sẽ càng giảm độ phân giải cũng như chất lượng.

Nguyên tắc bố cục dễ sử dụng nhất khi Crop đó chính là bố cục 1 phần 3. Hãy sử dụng 4 đường để chia bức ảnh của bạn thành 9 phần bằng nhau và đặt đối tượng chính của bạn chính vào giao điểm của các đường này. Đây là bố cục kinh điển trong cả nhiếp ảnh và thiết kế đó các bạn.


2. Làm mờ ảnh để trở thành background

Bạn có một bức ảnh rất đẹp và muốn sử dụng nó trong chiến dịch của mình. Bạn muốn đặt thêm chữ (quảng cáo, nội dung khuyến mãi…) lên bức ảnh nữa. Vấn đề xảy ra là bức ảnh rất ấn tượng nhưng lại làm cho phần chữ của bạn trở nên khó nhìn; Vậy làm sao để có thể giải quyết vấn đề này ?

Hãy làm mờ (blur) bức ảnh của bạn đi một chút. Bằng cách này, bạn sẽ có một Background mịn và ấn tượng thay cho việc sử dụng hình nền với 1 màu đơn điệu. Bí kíp để làm background mờ như thế nào cho đẹp sẽ được Mẹo Nhiếp Ảnh, chia sẻ trong bài viết sau nhé, các bạn nhớ đón xem.


3. Thay đổi sắc độ (Saturation): Tăng cường hoặc giảm độ sắc độ của màu sắc.

Trong các phần mềm chỉnh sửa ảnh, chúng ta đều thấy có một công cụ đó là saturation. Khi giá trị saturation tăng lên, bạn sẽ thấy màu sắc trên bức ảnh của mình đậm hơn và sáng hơn trong khi bức ảnh sẽ mờ dần đi (chuyển dần sang màu ghi) ghi chúng ta giảm trị saturation.

Tăng giá trị saturation lên một chút sẽ làm tăng cường sắc độ của màu sắc, giúp cho bức ảnh của chúng ta trở nên tươi sáng hơn. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì nếu bạn tăng quá nhiều giá trị này sẽ làm cho bức ảnh trở nên mất tự nhiên.


4. Độ tương phản (Contrast): Tăng cường vùng sáng và vùng tối

Tăng độ tương phản là cách rất tốt để làm cho bức ảnh trở nên nổi bật và ấn tượng hơn.

Khi tăng độ tương phản thì vùng sáng trên bức ảnh sẽ sáng hơn, vùng tối sẽ tối hơn và tăng cườn độ chi tiết – điều này sẽ làm cho bức ảnh của bạn tốt hơn những gì bạn thấy ngoài đời thực.

Ngược lại, giảm constract sẽ làm cho bức ảnh của bạn có vẻ “phẳng” hơn, kể cả màu sắc.

Với thông số này, các bạn cũng cần chú ý là nếu tăng độ tương phản (constract) quá nhiều sẽ làm cho vùng sáng quá sáng, vùng tối quá tối và bức ảnh sẽ bị mất chi tiết.


5. Độ sáng (Brightness)

Chụp được một bức ảnh đủ sáng luôn thì thật tốt thế nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể “chụp phát ăn liền”. Thỉnh thoảng, bạn sẽ có một vài bức ảnh hơi tối và chúng ta có thể cải thiện nó bằng cách thay đổi thông số brightness (độ sáng).

Thông số này rất đơn giản để sử dụng, tăng lên thì ảnh sẽ sáng hơn và giảm đi thì ảnh sẽ tối hơn. Bạn nên phối hợp công cụ này với constrast để đảm bảo không có vùng nào trở nên quá sáng và mất chi tiết.


6. Các bộ lọc (Filters).

Với sự phát triển của các ứng dụng hình ảnh trực tiếp, Filters chắc chắn không còn là tính năng xa lạ gì với chúng ta. Các bộ lọc (filters) này có thể tạo ra những hiệu ứng đặc biệt cho bức ảnh của bạn và cũng có thể sửa chữa những lỗi trong bức ảnh của bạn.

Ở bức ảnh trên, bức ảnh bên trái có vẻ đang hơi bị quá vàng do vậy tác giả đã sử dụng một bộ lọc có tên là “Nordic” để làm giảm tông vàng của bức ảnh và sau đó tùy chỉnh thêm các thông số bright, contrast, saturation để có bức ảnh hoàn chỉnh ở bên phải.

Cuối cùng, các bạn cần chú ý là các filters khác nhau sẽ phù hợp với những bức ảnh khác nhau. Hãy lựa chọn thật kỹ càng để có một bức sảnh đẹp và đem lại cảm xúc cho người xem.


7. Ghép nhiều bức ảnh với nhau (Collage)

Bạn đang muốn giới thiệu 1 series những bức ảnh hay câu chuyện của bạn đòi hỏi bạn phải đưa ra nhiều bức ảnh cùng lúc. Đó là lúc bạn có thể suy nghĩ đến việc sử dụng những bức ảnh Collage. Các apps điện thoại hay những công cụ chỉnh sửa ảnh trực tuyến hiện nay cung cấp rất nhiều Layout để các bạn có thể tạo ra những bức ảnh ưng ý đó.


8. Đưa bức ảnh vào những khung hình (Frames)

Đóng khung bức ảnh là một trong những cách để chúng ta tăng cường sự chú ý vào bức ảnh. Những khung hình này có thể đơn giản hoặc phức tạp, màu mè hoặc là đơn giản dựa trên style và cảm xúc chung mà bạn muốn xây dựng.


9. Thêm một lớp màu trong suốt trên bức ảnh

Như đã chia sẻ trong tips số 2, chúng ta có thể làm mờ để bức ảnh “ít được chú ý hơn” sau đó đặt chữ/ họa tiết lên trên. Cách thứ 2 để có thể tạo ra kết quả tương tự đó là đặt một lớp màu trong suốt lên trên bức ảnh. Thay đổi độ trong suốt của lớp này sẽ thay đổi cách bức ảnh được ở bên dưới được hiển thị.

Trên các phần mềm thiết kế, các bạn có thể làm như sau

  • Mở bức ảnh được lựa chọn
  • Sử dụng các công cụ vẽ (Shape tool) để vẽ một hình phủ lên toàn bộ bức ảnh
  • Đổ màu cho hình đó (xanh, đỏ, tím, vàng)
  • Thay đổi thông số Opacity (độ trong suốt) của hình đó

Tận hưởng kết quả ^^


10. Đặt chữ

Ảnh và chữ là 2 yếu tố song hành và quan trọng của các ấn phẩm thiết kế. Bạn có thể kết hợp chúng bằng một vài những mẹo nhỏ sau đây:

  • Đặt chữ vào những chỗ trống và có màu đơn sắc trên bức ảnh.
  • Tạo ra một khung màu và viết chữ lên trên
  • Đặt chữ và ảnh cạnh nhau

Để có thể tạo ra một ấn phẩm hài hòa giữa chữ và hình phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sáng tạo và cảm quan của các bạn. Chỉ cần chúng ta kiên trì thực hiện thì mình tin các bạn có thể làm được.

Trên đây là 10 cách để bạn có thể “cải thiện” bức ảnh của mình và sử dụng chúng cho mục đích cá nhân hoặc kinh doanh. Hy vọng sau bài viết các bạn sẽ tìm được những cách để cải thiện bức ảnh của mình – những bức ảnhsẽ là một trong những chìa khóa quan trọng cho công việc chúng ta.

Theo 

Janie Kliever

Bản quyền hình ảnh thuộc về designschool.canva.com