1. Quét phim chụp từ máy ảnh

Hiện nay khi cần chuyển phim âm bản (hoặc dương bản) thành ảnh số, chúng ta hay ra tiệm hoặc xài máy scan có hỗ trợ việc scan phim. Smartphone của bạn cũng có thể làm được như thế, và nó rất phù hợp khi bạn cần xem nhanh một tấm phim nào đó (còn muốn số hóa để lưu trữ ở độ phân giải cao thì phải xài những giải pháp khác rồi). Tất cả những gì bạn cần làm là tải về phần mềm phù hợp, đặt tấm ảnh của mình lên một bề mặt nào đó có chiếu sáng, ví dụ như màn hình laptop/tablet, hộp đèn rồi hướng camera vào để quét là xong.

Lưu ý là bạn nên để smartphone vuông góc với film để hạn chế tối đa hiện tượng méo hình.

Nói về app, mình đề xuất các bạn xài Helmut Film Scanner đối với Android, còn nếu đang dùng iPhone thì hãy thử qua LomoScanner. Cả hai app miễn phí này đều hỗ trợ chuyển từ ảnh âm bản sang thành ảnh số dương bản với màu sắc đầy đủ, ngoài ra chúng cũng có tích hợp thêm công cụ cắt cúp và xoay ảnh để cho ra kết quả mỹ mãn nhất. Vài app có phí khác thì ngon hơn, thêm nhiều tính năng chỉnh sửa ảnh và không có quảng cáo.

Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=dk.codeunited.helmut

IOS: LomoScanner ( các bạn tìm thử nhé)


2. Xác định màu sắc

Đôi khi bạn thấy một màu rất đẹp nhưng không biết được tên gọi của nó, hoặc bạn cần lấy mã màu của các vật trong đời thật dưới dạng mã Hex (hoặc RGB, HSV, CMYK,…) để dùng trong các trình chỉnh sửa ảnh, thiết kế website, đồ họa. Đây là những lúc mà smartphone sẽ trở thành một công cụ hữu ích nhờ những phần mềm xác định màu (color indentifier).

Bạn có thể xài Color Grab dành cho Android hoặc Color ID đối với iOS để thực hiện những công việc như trên. Bạn cũng có thể “chụp” lại một màu sắc nhất định nào đó để ghi nhớ và từ từ dùng sau. Lưu ý là nên chụp ở môi trường đủ sáng thì màu sẽ chính xác hơn nhiều so với chụp trong tối.

Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.loomatix.colorgrab

IOS: https://itunes.apple.com/vn/app/color-id-free/id402233600?mt=8&ign-mpt=uo%3D4


3. Tìm kiếm thông minh

Google có một phần mềm khá hay tên là Goggles. Nó có khả năng tìm kiếm dựa trên hình ảnh chụp bằng camera, chúng ta không cần phải nhập gì vào cả. Tất cả những gì bạn cần là hướng camera về phía đối tượng cần tìm kiếm thông tin, ví dụ như logo của một công ty, một địa danh, một tác phẩm nghệ thuật, bức tranh, một sản phẩm… Goggles sẽ tiến hành phân tích và trả về kết quả tương ứng.

Tất nhiên là với những thứ lạ lùng quá thì app khó mà tìm được, những thứ nổi tiếng và phổ biến thì sẽ có xác suất xuất hiện cao hơn.

Ngoài ra, phần mềm này còn có thể đóng vai trò của một cái máy quét chữ (nhận diện chữ trong hình ảnh rồi tìm kiếm), công cụ phiên dịch (chụp văn bản tiếng nước ngoài rồi dịch sang ngôn ngữ bạn muốn) và thậm chí còn giải đố Sudoku được nữa.

Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.google.android.apps.unveil

IOS: https://itunes.apple.com/vn/app/google-the-official-search-app/id284815942?mt=8&ign-mpt=uo%3D4


4. Xác định font chữ

Lúc đi đường hoặc xem một cái poster bạn thấy chữ viết đẹp quá và muốn biết font chữ được dùng là gì, khi đó hãy xài đến ứng dụng WhatTheFont. Phần mềm này cho phép bạn chụp lại một đoạn chữ, sau đó upload lên máy chủ của hãng để xác định kí tự và đưa ra font chữ được xài trong ảnh.

Bạn có thể được yêu cầu điền vào một số kí tự mà app không thể xác định (hoặc xác định không chính xác) trước khi kết quả cuối cùng được đưa ra. Mình có thử với một vài cụm từ thì thấy font chữ tìm được rất giống với chữ mình đang nhìn thấy nên mình đánh giá cao WhatTheFont.

Ngoài ra, app cũng đề xuất thêm một số font chữ gần gần giống để bạn có thể tham khảo nữa.

IOS: https://itunes.apple.com/vn/app/whatthefont/id304304134?mt=8&ign-mpt=uo%3D4

Theo TinhTe