Chụp ảnh lia cho phép bạn chụp chính xác đối tượng đồng thời tạo ra hậu cảnh có vẻ chuyển động.

Nhưng, bạn nên chụp ảnh trông sống động và có vẻ hiện thực bằng cách nào ?

Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu những thủ thuật về cách cài đặt và di chuyển máy ảnh để có những tấm ảnh tuyệt đẹp.


1.Di chuyển máy ảnh đồng bộ với đối tượng

Kỹ thuật đằng sau chụp ảnh lia liên quan rất chặt chẽ với các nguyên tắc và hiệu ứng của tốc độ màn trập. Khi chụp các đối tượng chuyển động, một quy tắc chung là sử dụng tốc độ màn trập cao để đối tượng sẽ không bị nhòe. Tuy nhiên, đối tượng chuyển động sẽ có vẻ đứng yên trong những ảnh đó, và người xem thường không có được cảm giác về tốc độ chuyển động của đối tượng.

Ngược lại, chụp ảnh lia nói chung được thực hiện bằng một tốc độ màn trập thấp trong khi di chuyển máy ảnh đồng bộ với đối tượng.

Nếu bạn canh thời gian chính xác, cảm biến hình ảnh sẽ chụp được một tấm ảnh tĩnh, không nhòe đồng thời có nhòe chuyển động ở hậu cảnh vì bạn di chuyển máy ảnh trong khi mở cửa trập. Điều này làm cho nó xuất hiện như thể bạn thực sự theo dõi đối tượng bằng mắt, và do đó, ảnh sẽ thu hút bạn vào cảnh chụp.

Chụp ảnh lia là một kỹ thuật rất phổ biến vì không cần thiết bị đặc biệt, và bạn có thể chụp được những tấm ảnh tạo ra cảm giác tốc độ một cách tương đối dễ dàng. Mặc dù nó là một kỹ thuật để chụp ảnh xe lửa và đua xe thể thao, nó cũng có thể được sử dụng cho các đối tượng khác nhau chẳng hạn như trẻ em và vật nuôi đang chạy, do đó bạn hãy thử áp dụng kỹ thuật này.


TỐC ĐỘ CỬA TRẬP: 1/8 giây

EOS-1D X/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL:  35mm/ Manual Exposure (f/22, 1/8 giây)/ ISO 50/ WB: Daylight

Ngoài cảm giác chạy ở tốc độ cao, hàng rào và lan can bảo vệ phía trước xe lửa cũng bị nhòe, do đó từ vẻ hoàn thiện của ảnh, bạn sẽ không nghĩ rằng có bất kỳ vật thể nhân tạo nào hiện diện gần địa điểm chụp.


TỐC ĐỘ CỬA TRẬP: 1/5.000 giây

EOS-1D X/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL:  65mm/ Manual Exposure (f/4, 1/5.000 giây)/ ISO 800/ WB: Daylight

Khi bạn chụp ở tốc độ cửa trập cao, chiếc xe lửa chuyển động xuất hiện như thể nó đang đứng yên. Ảnh không chuyển tải được nhiều tính động, làm cho nó kém hấp dẫn đối với người xem.


Điểm 1:  Cách cài đặt và di chuyển máy ảnh

Di chuyển theo chiều ngang

Di chuyển theo chiều dọc

Trước tiên, hãy thả lỏng vai và di chuyển hông (chứ không phải bàn tay) trong khi cầm máy ảnh. Đứng đối diện với vị trí bạn sẽ chụp, với hai bàn chân cách nhau khoảng bằng vai, và xoay hông theo hướng tiếp cận của xe lửa. Về cơ bản, bạn nên tính thời gian cử động hông theo chuyển động của xe lửa, mà không di chuyển khuỷu tay hay bàn tay.

Để di chuyển song song với hướng chuyển động của xe lửa, hãy cầm máy ảnh với cả hai khuỷu tay hướng theo chiều tiếp cận của xe lửa. Khi xe lửa đến gần hơn, hãy từ từ thu khuỷu tay lại đồng thời xoay hông. Để bắt kịp chuyển động nhanh của xe lửa, tôi khuyên bạn không chỉ di chuyển hông và khuỷu tay, mà còn xoay đầu gối và cổ tay theo cùng hướng.


Điểm 2: Hướng về vị trí bạn muốn chụp, và để hai bàn chân cách nhau bằng vai

Hướng về vị trí bạn muốn chụp, và để hai bàn chân cách nhau khoảng bằng vai. Trong trường hợp xe lửa, mức chuyển động tăng lên khi nó tiến đến gần, cho dù nó đi theo hướng ngang hay theo góc xiên, do đó bạn cần phải lưu ý rằng bạn sẽ phải tăng dần chuyển động của máy ảnh.

Ngoài ra, điều quan trọng là phải quan sát vị trí bạn muốn lấy nét.


Điểm 3:  Độ khó sẽ thay đổi vì mối quan hệ giữa tốc độ cửa trập và độ dài tiêu cự

Khi chụp ở tốc độ cửa trập cao, ngay cả khi chuyển động của máy ảnh thiếu đồng bộ một chút so với đối tượng, sự chênh lệch này sẽ là quá nhỏ để có thể nhận thấy, do đó chuyển động có vẻ đúng lúc. Điều giúp cho bạn dễ chụp ảnh lia thành công. Tuy nhiên, vì tốc độ cửa trập cao không cho phép có nhòe hậu cảnh nhiều, sẽ có làm nổi bật cảm giác tốc độ.

Ngược lại, khi bạn chụp ở tốc độ cửa trập thấp, điều này cho phép tạo ra nhòe hậu cảnh nhiều hơn, làm tăng cảm giác tốc độ trong ảnh. Tuy nhiên, vì cửa trập mở ra trong thời gian dài hơn, bạn cần phải đảm bảo đồng bộ với chuyển động của đối tượng, do đó độ khó sẽ tăng.

Do đó tôi khuyên ban đầu bạn nên chụp ở tốc độ cửa trập cao, và sau đó giảm dần tốc độ cửa trập một khi bạn đã quen với việc theo dõi các đối tượng chuyển động.

1/250 giây
EOS 7D/ FL:  70mm/ Manual Exposure (f/5, 1/250 giây)/ ISO 200

1/60 giây
EOS 7D/ FL:  70mm/ Manual Exposure (f/7,1, 1/60 giây)/ ISO 200

1/15 giây
EOS 7D/ FL: 70mm/ Manual Exposure (f/13, 1/15 giây)/ ISO 100

Theo Yuya Yamasaki / Digital Camera Magazine